Trang chủ » 10 điều bạn chưa biết về thương hiệu đồng hồ TAG Heuer

Chia sẻ bài đăng này

Đồng hồ / Phong cách

10 điều bạn chưa biết về thương hiệu đồng hồ TAG Heuer

TAG Heuer luôn được biết đến là một trong những hãng đồng hồ lâu đời nhất, đi đầu với các phát minh thay đổi ngành đồng hồ cũng như có mối liên kết chặt chẽ với những môn thể thao tốc độ. Cùng với đó, hãng đồng hồ Thụy Sỹ này còn có nhiều điều sẽ khiến bạn không khỏi bất ngờ, sau đây là 10 thứ ấn tượng nhất mà có thể bạn chưa từng nghe qua về thương hiệu này.

Heuer Watch Company được thành lập vào năm 1860 bởi Edouard Heuer, có nhà máy tại St-Imier, vùng Jura, Thụy Sỹ. Khi đó, hãng đã bắt đầu tạo được tiếng tăm của mình bằng những sản phẩm chất lượng cũng như chính xác trong việc tính giờ. Điều này, kết hợp cùng một số phát minh của mình và những năm 1880 đã giúp Heuer trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực tính giờ tại các sự kiện thể thao. Đồng hồ của Heuer được sử dụng ở các sự kiện thể thao lớn như các kỳ Olympic tại Antwerp, Paris và Amsterdam trong những năm ’20. Vào thập kỷ tiếp theo, hãng đồng hồ này lần đầu ra mắt đồng hồ bấm giờ đầu tiên dành cho bộ môn đua xe thể thao với tên gọi Autavia. Mối quan hệ giữa Heuer Watch Company (hay TAG Heuer) với các bộ môn thể thao, đặc biệt là đua xe, được kéo dài đến tận ngày hôm nay.

Vào năm 1985, Heuer được mua lại bởi tập đoàn TAG (Techniques d’Avant Garde) và được kết hợp tên thành TAG Heuer như ngày nay. 

Ở thời điểm mà các thiết kế kỹ thuật luôn là mối quan tâm hàng đầu, trên cả việc tiếp thị, khi đó, các nhà sản xuất nhỏ thường tìm kiếm cách để đơn giản hóa bộ cân bằng với ít các chi tiết chuyển động hơn để những chiếc đồ hồ đáng tin cậy và dễ bảo dưỡng hơn. Vào năm 1887, Heuer phát minh ra bánh răng cưa dao động và được cấp bằng sáng chế cho phát minh này. Thiết kế này giúp đơn giản hóa đồng hồ bấm giờ cơ học vào thời điểm đó và đến ngày nay, nó hiện vẫn được sử dụng. 

Về thiết kế này, bánh răng cưa sẽ có nhiệm vụ kết nối và ngắt kết nối giữa hai loại đồng hồ, cơ cấu và các bánh răng của đông hồ thông thường sẽ cung cấp năng lượng cho nó. Các bánh răng này thay thế một hệ thống phức tạp hơn, đơn giản hóa sản xuất, lắp ráp, điều chỉnh và bảo dương, tất cả trong khi cung cấp sự chính xác và độ tin cậy cao. Sự phát triển này cho phép nhiều đồng hồ bấm giờ cơ học được sản xuất với chi phí thấp hơn.

Một phát minh lớn về mặt kỹ thuật khác được ra đời vào năm 1916 khi Charles-Auguste Heuer ra mắt chiếc đồng bấm giờ hồ cơ học Mikrograph đầu tiên. Đó cũng là chiếc đồng hồ cơ học đầu tiên có khả năng tính được đến 1/100 giây. Để làm được điều này, nó phải sở hữu tốc độ chuyển động ở mức 360.000 vph, tức cao gấm 10 lần những đồng hồ cơ học mà chúng ta thường nghĩ là nhanh. Chiếc đồng hồ Mikrograph này là một cuộc cách mạng trong việc đếm giờ trong các môn thể thao, cùng với đó là việc nó trở thành đồng hồ chính thức của Olympic năm 1920. 

Tuy không phải là cái tên mọi người nghĩ đến đầu tiên khi nhắc về một chiếc đồng hồ với không gian, nhưng thực chất, Heuer là chiếc đồng hồ đầu tiên được bay ra ngoài vũ trụ. Trước khi đưa con người đến với mặt trăng và trở về an toàn vào cuối thập niên 60, NASA đã đưa phi hành gia ra quỹ đạo và đưa về một cách an toàn. Trên nhiệm vụ Friendship 7 năm 1962, phi hành gia John Glenn đã đeo một chiếc đồng hồ Heuer 2915A bên ngoài bộ đồ không gian của mình. Theo như NASA cho biết, chiếc đồng hồ này được mang vào không gian nhằm hỗ trợ xem giờ khi bất trắc về hệ thống điện xảy ra. Đến nay, chiếc đồng hồ đầu tiên được sử dụng trong không gian này hiện vẫn được trưng bày tại Bảo tàng quốc gia về hàng không – vũ trụ tại thủ đô Washington, D.C.

Những dòng đồng hồ nổi tiếng nhất của thương hiệu này đều có mối liên kết đặc biệt với bộ môn đua xe, và dòng sản phẩm Carrera cũng vậy. Người đặt tên và tạo ra dòng sản phẩm này là Jack Heuer ngay sau khi ông nắm quyền điều hành công ty. Cái tên Carrera được lấy cảm hứng từ Carrera Pananamericana, một giải đua lâu đời và nguy hiểm bậc nhất tại khu vực Trung Mỹ khi các tay đua phải tranh tài trên điều kiện đường phố. Khi đó, Jack muốn tạo ra một dòng sản phẩm dành cho những tay đua này. Dòng sản phẩm đỏ phải dễ xem giờ nhưng vẫn phải đủ bền để có thể chịu được những tác động đến từ môi trường và đường đua. Kết quả là một dòng sản phẩm mang tính biểu tượng được ra đời. 

Khi những chiếc đồng hồ lên cót tự động đầu tiên được bán ra, chúng đã lật đổ đồng hồ cơ học và khiến dòng đồng hồ này làm quen với bụi trên các kệ bán hàng. Nhận thấy được sự cần thiết của một loại đồng hồ cơ học tự động lên dây cót, ba công ty và một liên hiệp đã được ra đời nhằm tranh tài trong cuộc đua ra mắt loại đồng hồ này. 

Ba thí sinh của cuộc thi này là Seiko, Zenith và liên hợp giữa Heuer, Breitling và Buren. Liên hiệp của Heuer lên kế hoạch ra mắt những chiếc đồng hồ thương mại đầu tiên tại triển lãm Basel diễn ra vào tháng 3, năm 1969. Tháng 1 năm đó, Zenith công bố El Primeco, Heuer vẫn giữ kế hoạch của mình. Khi ra mắt, liên hiệp này đã ra mắt một loạt sản phẩm thương mại với số lượng lên đến hàng trăm chiếc và có thể hoạt động một cách bình thường. Tại Basel, Zenith chỉ mang đến một số ít nguyên mẫu. Điều này giúp liên minh của Heuer, Breitling và Buren giành chiến thắng trong cuộc đua này. Sau đó, Heuer dùng công nghệ mà họ đã phát minh ra để tạo nên Calibre 11 và công nhận đây là chiếc đồng hồ cơ học tự động đầu tiên trên thế giới. 

Nhiều dòng sản phẩm được gắn liền với những cuộc đua và không thể không nhắc đến Heuer Monaco, chiếc đồng hồ bước sang tuổi thứ 50 trong năm vừa qua. Steve Mcqueen đã khiến cho chiếc đồng hồ này nổi tiếng khi đeo nó trong lúc đóng phim Le Mans vào năm 1971. Để có thể hóa thân thành tay đua Michael Delaney, Stve đã phải nhờ tới người bạn của ông, đồng thời là một tay đua, Jo Siffert. Trong bộ phim nói trên, Mcqueen đã mặc bộ đồ đua của Siffert với logo Chronograph  Heuer. Chiếc đồng hồ được ông sử dụng ở đây là Heuer Monaco, thứ sau này đã trở thành huyền thoại. Ngày nay, dòng sản phẩm 1133 được người sưu tầm gọi với cái tên thân mật là “Mcqueen Monaco”.

Sau khi nắm quyền điều hành công ty mang tên mình vào năm 1962, Jack Heuer đã nắm giữ chức vụ này đến tận khi công ty được mua lại bởi tập đoàn TAG vào năm 1985. Sau đó, ông chuyển hướng sang nền công nghiệp điện tử. Dưới sự lãnh đạo của Jack, thương hiệu này được đưa lên bản đồ đồng hồ thế giới. Bên cạnh đó, ông cho ra mắt dòng sản phẩm Carrera và thương mại hóa chiến dịch đồng hồ cơ học tự động, ra mắt Calibre 11, ông cũng đã ở đó khi Steve Mcqueen đeo Monaco trong lúc quay phim Le Mans. Ông đã chủ trì Heuer trong khoảng thời gian từ 1971 đến 1979, khi công ty đóng vai trò là đồng hồ bấm giờ chính thức cho giải đua Công thức 1.

Năm 2001, Jack Heuer trở lại công ty mang tên gia đình mình với tư cách Chủ tịch danh dự. Sau khi quay về, TAG Heuer một lần nữa đạt đến một tầm cao mới. Jack Heuer nghỉ hưu vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, một ngày trước sinh nhật lần thứ 81 của ông. Khi được hỏi tại sao lại chọn ngày đó, anh trả lời rằng anh ấy đã tự hứa rằng mình sẽ không làm việc ngoài 80 tuổi. Jack là một quý ông, được mọi người yêu mến và là một huyền thoại trong ngành công nghiệp mà ông ấy đã giúp xây dựng.

Mặc dù dòng sản phẩm Monaco đã đủ nổi tiếng nhưng vào năm 2004, TAG Heuer đã ra mắt Monaco V4 tại Baselworld. Tại đây, CEO của hãng lúc đó, ông Jean-Christophe Babin đã phát biển về chiếc đồng hồ đặc biệt này. Ông cho biết Monaco V4 được chế tạo từ công nghệ đi đầu, chất liệu tiên tiến và sẽ nâng hãng lên một tầm cao mới. Việc tạo ra Monaco V4 không hề dễ dàng. Sau vài năm sản xuất, chiếc đồng hồ Monaco V4 đầu tiên mới được bán đấu giá vào năm 2009. Sau đó một số biến thể khác cũng được làm ra và bán hết một cách nhanh chóng.

Monaco V4 đã chứng minh được nó là một thách thức lớn vì bộ máy của nó là một bước đột phá lớn so với việc chế tạo đồng hồ truyền thống. Thay vì các bánh răng và bánh xe thông thường, bộ chuyển động V4 được điều khiển bằng dây đai và thiết kế được lấy cảm hứng từ động cơ ô tô. Nhiều người đã nghĩ rằng nó sẽ không bao giờ hoạt động được. Việc TAG Heuer giải quyết các vấn đề nan giải này là một minh chứng cho thương hiệu phát triển, phần lớn là nhờ người tên Guy Sémon.

Đã từng có những chiếc đồng hồ rất nhanh với tốc độ dao động 36.000 vph, đo được 1/10 giây. Sau đó, một kỹ sư, phi công và nhà vật lý học, Guy Sémon đã đến TAG Heuer và tạo ra những thứ nhanh hơn. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ khó khăn với Monaco V4, ông đã tiếp tục làm việc và cho ra đời ba dòng đồng hồ là Mikrograph (360.000 vph, đo được 1/100 giây), Mikrotimer (3.600.000 vph, đo được 1/1000 giây) và Mikrogirder (7.200.000 vph, đo được 1/2000 giây). 

Sémon đã hoàn thành những đồng hồ với tốc độ cực nhanh này bằng cách thiết kế những gì ông gọi là kiến ​​trúc chuyển động kép. Mỗi chuyển động có hai phần chính riêng cung cấp năng lượng cho các bộ bánh răng riêng biệt được điều chỉnh bởi các đường thoát riêng biệt, mỗi phần sẽ có tần số khác nhau. Cái chậm xử lý đồng hồ thông thường, và cái nhanh điều khiển đồng hồ bấm giờ. Mikrogirder tiến thêm một bước, thay thế lối thoát truyền thống bằng một loạt ba lưỡi dao động nhỏ, nhanh hơn bao giờ hết để đo thời gian với tốc độ nghe có vẻ hài hước ở thời điểm vài năm trước. Để có được ý tưởng về tốc độ của đồng hồ này, hãy xem qua đồng hồ bấm giờ trung tâm của Mikrogirder, nó xoay quanh mặt số 20 lần mỗi giây, khiến nó vô hình khi đang chuyển động. 

Theo Watchtime

Bách Vũ

Chia sẻ bài đăng này

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Chuyển đến thanh công cụ