Trái đất có rất nhiều kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp, tuy nhiên hiện tượng thay đổi khí hậu hoặc sự bất cẩn của con người khiến nhiều nơi đang có nguy cơ biến mất.
Đây là một điểm đến nổi tiếng của các cặp đôi hưởng trăng mật, bởi phong cảnh đẹp như thiên đường. Tuy nhiên do hiện tượng xói mòn bờ biển, chúng có nguy cơ biến mất hoàn toàn trong 50-100 năm tới.
Di tích nằm ở lưu vực Mirador và công viên quốc gia Tikal, thuộc Guatemala. Hiện nay tại khu vực này nạn cướp bóc và phá rừng đang hoành hành có thể khiến khu di tích bị phá hủy bất cứ lúc nào.
Khu đô thị nằm bên trong ngọn núi Andalusia, miền Nam Tây Ban Nha, đang mất dần động vật hoang dã và cây xanh do sự biến đổi khí hậu, nhiệt độ gia tăng và lượng mưa giảm trong những năm gần đây.
Ngọn hải đăng cao nhất của nước Mỹ đang lâm nguy, bởi hiện tượng xói mòn bờ biển của Outer Bank, Bắc Carolina.
Khu rừng nguyên sinh này được dự đoán chỉ tồn tại khoảng 35 năm nữa bởi vô số những vụ cháy rừng lớn và nạn chặt phá rừng hàng loạt.
Bạn nên tới chiêm ngưỡng Venice sớm, bởi thành phố đang chìm dần trong những năm gần đây và không có dấu hiệu dừng lại. Nghiêm trọng hơn, lũ lụt đang góp phần làm biến mất dần thành phố kênh đào nổi tiếng này.
Với sự xuất hiện của quá nhiều du khách, cộng thêm sự xâm lấn của các loài không thuộc nơi đây, hệ sinh thái và cái loài vật bản địa độc đáo bị đẩy đến bên bờ tuyệt chủng.
Đây là khu rừng nhiệt đới lớn thứ 2 thế giới, cũng là một trong những khu vực có hệ sinh thái đa dạng nhất, với hơn 10.000 loài thực vật, 1.000 loài chim, 400 loài động vật. Trong những năm qua, khu vực đã giảm đi 1,3 triệu m2 rừng bởi nạn chặt phá rừng trái phép, và Liên Hợp Quốc đã dự đoán hai phần ba khu rừng sẽ biến mất hoàn toàn vào năm 2040.
Trong vòng 40 năm qua, Biển Chết đã giảm đi 24 mét và 1/3 diện tích. Nếu việc khai thác nguồn nước từ sông Jordan – nơi duy nhất cung cấp nước cho nơi này – của các nước xung quanh còn tiếp diễn, Biển Chết sẽ biến mất hoàn toàn trong 50 năm tới.
Đây là tin xấu đối với những người đam mê đi bộ và các môn thể thao mùa đông. Biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ lên các dãy núi của châu Âu, khiến mỗi năm lượng nước tại đây giảm đi 3%. Như vậy trong vòng 50 năm tới, không còn dòng sông băng nào trên các dãy núi.
Đây là rặng san hô lớn nhất thế giới, tuy nhiên diện tích đã giảm đi một nửa bởi nhiệt độ tăng trong 30 năm qua. Hiện tượng gia tăng axit do ô nhiễm cũng đang tẩy trắng rặng san hô. Các nhà khoa học dự đoán quần thể này sẽ biến mất hoàn toàn vào năm 2030.
Đây là khu vực với cảnh quan tuyệt đẹp, một điểm đến du lịch phổ biến, và đặc biệt bạn có thể nhìn ngắm cá voi rất gần. Khu vực này đang bị hạn hán và cháy rừng, làm tổn hại đáng kể các khu vực ven biển, dẫn đến số lượng cá voi cũng giảm hẳn trong những năm gần đây.