Cả thế giới đang phải vật lộn chống trả trước sự bùng phát mạnh mẽ của Đại dịch Covid-19 và có một thứ rất rõ ràng: Cách chúng ta làm việc có thể thay đổi mãi mãi. Hãy cùng xem đó là những điều gì?

Ảnh: Joe Giddens/PA Images
Cuộc khủng hoảng do virus Corona gây ra không chỉ cho thấy người ta có thể hoàn thành công việc tại nhà mà còn hé lộ nhiều công việc làm ở nhà có lẽ sẽ tốt hơn.
Điều quan trọng là cần phân biệt giữa công việc và thú vui riêng của cá nhân. Hãy tạo ra không gian làm việc của riêng mình, giảm thiểu tác nhân tác động và duy trì công việc như bình thường.
Các công cụ có sẵn và miễn phí như Zoom hay Slack cho phép tạo cuộc gọi hội họp trực tuyến hay trao đổi công việc theo thời gian thực giúp rút ngắn khoảng cách với đồng nghiệp khi ở nhà.

Ảnh: Paisit Teeraphatsakool/Shutterstock

Ảnh: Internet
Tuy nhiên, điểm sáng từ đại dịch chính là sự thay đổi lớn trong chất lượng không khí đối với cuộc sống của nhiều người, nhất là cư dân tại các thành phố lớn.
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên hứng chịu ảnh hưởng của virus Corona, nhưng cũng là nơi đầu tiên lượng CO2 thải ra bầu khí quyển từ hơn 1,5 tỷ người giảm xuống.
Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) nói rằng lượng khí thải Nitrogen Dioxide (NO2) đã giảm xuống gần 40%. Bài học từ dịch SARS cũng rất rõ ràng: khả năng tử vong cao nếu phổi đã tổn thương do ô nhiễm không khí.
Giao thông đường bộ chiếm khoảng 80% lượng khí thải NO2 tại Vương Quốc Anh. Có ít người tham gia giao thông, ô nhiễm sẽ giảm đi đáng kể cùng các biện pháp hạn chế lưu thông mới được đưa vào áp dụng.

Ảnh: jcount
Trong vài tháng tới sẽ là khoảng thời gian diễn ra các sự kiện triển lãm thương mại lớn thường niên như Triển lãm xe quốc tế New York (NYIAS) và Hội chợ ngành game E3…
Trước sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các sự kiện lớn của hầu hết các công ty lớn đã chuyển sang làm trực tuyến, thay vì trình diễn trước sân khấu hàng nghìn người.
Các công ty có thể bỏ lỡ rất nhiều sự kiện trong ngành công nghiệp, thế nhưng sự gắn kết của người dùng với thương hiệu không thay đổi đáng kể vì chuyện này.
Sản phẩm ra mắt thông qua các sự kiện “ảo” và không cần phải tổ chức hoành tráng nữa giúp tiết kiệm chi phí, đồng thời nhà sản xuất sẽ thấy thật sự cần gì, thứ gì có thể bỏ qua khi ra mắt sản phẩm.

Ảnh: Internet
Báo cáo thường niên Edelman Trust Barometer hồi đầu tháng Ba lấy khảo sát từ hơn 10.000 người ở 10 thị trường khác nhau trên khắp thế giới mang đến phát hiện rất thú vị.
Có đến 63% người tham gia khảo sát tin tưởng vào thông tin từ chủ công ty, cao hơn khá nhiều từ những gì có trên trang web của chính phủ (58%) hay phương tiện truyền thông truyền thống (51%).
Điều này giúp khẳng định vai trò quan trọng của công ty trong việc đảm bảo nhân viên của họ được thông báo đầy đủ về đại dịch.
7/10 người kiểm tra các thông tin ít nhất 1 lần mỗi ngày, trong khi mọi người đều muốn nghe tin tức từ các chuyên gia hơn là nhà báo và các chính trị gia.
Tại 8/10 quốc gia, người ta tin tưởng vào “chủ doanh nghiệp của họ” hơn so với chính phủ. Sự kỳ vọng vào doanh nghiệp và người chủ giúp giải quyết khủng hoảng là rất cao.

Ảnh: Internet
Giữa thời điểm khủng hoảng chưa từng có trong đại dịch, nhiều lời bàn tán trên các mạng xã hội cho thấy nhân viên đã tẩy chay một số công ty có kế hoạch trục lợi và đối xử không công bằng với họ.
Ở một diễn biến khác, nhiều công ty đã nắm bắt cơ hội để làm điều tốt, họ nhận ra đây không chỉ là cơ hội quảng bá mà còn là việc làm cho nhân viên của họ cảm thấy tự hào khi làm việc tại công ty.
Sự hưởng ứng tích cực của các công ty sẽ được ghi nhớ trong thời gian dài và trong một thế giới luôn kết nối, tiếng lành sẽ đồn xa.
Nguồn tham khảo: The News Market